Yêu bản thân cũng là một loại trách nhiệm với cuộc sống
Cuộc sống đáng ghét
này hẳn đã rất tệ bạc với một con gà nhạy cảm như tôi khi khiến tôi
nghĩ rằng "phải trở nên có ích thì mới được yêu thương”.
Ngày bé, tôi nghĩ “trở thành
người có ích” là làm bố mẹ vui lòng. Nên tôi sẽ chăm chỉ học tập,
sẽ cố đạt điểm cao, sẽ đi thi học sinh giỏi thật nhiều, sẽ làm thơ
và đi lạch bạch như con vịt kêu quạc quạc trông thật tức cười để pha
trò lúc bố mẹ tôi buồn. Tôi sẽ ngoan ngoãn lễ phép với người lớn,
sẽ thật là hiền lành đáng yêu, sẽ không đòi hỏi gì.
Càng lớn, tôi càng
thấy “có ích” là một cái gì đó rất rộng lớn. Lớp mười hai, tôi “nghĩ trở thành người có ích” là có thể
nhanh nhẹn vào giúp mọi người giúp những việc cỗ bàn cơm nước trong
nhà. Sau đó khi học đại học xa nhà ở một nơi lạ hoắc, tôi lại thấy “có
ích” là đi làm thêm, phụ giúp kinh tế cho gia đình. Một thời gian
nữa, tôi thấy “có ích” là khi đi viện, việc gì các anh chị khóa
trên, anh chị bác sĩ nội trú giao mình đều làm được. Bây giờ khi đã
ra trường, với tôi “có ích” là bằng năng lực của mình, theo đuổi được
con đường mình muốn đi, có thể là đi làm, có thể là đi học lên nữa,
sau đó có thể dùng những đồng tiền mình làm ra chăm chút cho bản
thân mình, mua đồ cho em trai, trang trí sửa sang nhà cửa cho bố mẹ.
Hạt đậu xanh bỗng dưng thành một
cây đậu cao vươn lên đến trời. Có thật sự là tôi
đã trở thành người có ích không? Nhưng tại sao suốt chặng đường đã
đi, tôi không cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn? Có phải vì tôi làm chưa
đủ không?
Đến khi tôi có người yêu, tôi
cũng muốn trở thành người có ích. Lúc mới quen nhau, tôi sợ làm
người yêu buồn, tôi không dám đưa ra yêu cầu, tôi sẽ che giấu cảm nhận
của tôi, và chờ một ngày không thể chịu được nữa tôi định sẽ trốn
đi. Cả những mối quan hệ xung quanh cũng vậy, mỗi khi cảm thấy được
ai đó quan tâm yêu mến, tôi sẽ chủ động tạo một khoảng cách với họ. Khi
những dự định chạy trốn ấy liên tiếp xuất hiện trong đầu, tôi nhận
ra tôi là một con nhỏ không dám sống thật, không biết cách nói “không”,
một con gà không muốn vướng vào
những cuộc tranh cãi, nên sẽ xù lông với người lạ và im lặng với
những người ở bên cạnh. Phải có một lý do nào đó mà tôi rất sợ
bước vào một mối quan hệ. Phải có một lý do nào đó mà tôi rất
ngại physical contact với cả người thân. Phải có một lý do nào đó mà
tôi luôn dễ dàng cảm thấy có lỗi với tất cả mọi người. Phải có
một lý do nào đó mà tôi luôn so sánh những thước phim về cuộc đời
thật của mình với trailer cuộc đời của người khác.
Phải có một lý do nào đó mà
tôi lại hiểu “có ích” là “có ích với mọi người”.
Cuộc sống đáng ghét
này hẳn đã rất tệ bạc với một con gà nhạy cảm như tôi khi khiến tôi
nghĩ rằng “phải trở nên có ích thì mới được yêu thương”.
Ở giữa một xã hội mà sẽ có
nhiều offers cho extroverts, tôi cũng cuốn theo cái bánh hướng ngoại ấy
để thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân cho hai chữ “tuổi- trẻ”. Thỉnh thoảng, cái bánh ấy khiến
tôi quên mất tôi vẫn là một con gà có một cây đậu đang mọc cao đến trời cần phải xử lý. Đến khi
con gà ấy nhớ ra, nó bắt đầu luống cuống, bắt đầu hoài nghi bản
thân, bắt đầu xấu hổ về vấn đề tâm lý của mình. Việc không biết
cách yêu thương bản thân khiến tôi không phải là một “người con có
ích”, “người bạn có ích”, “người yêu có ích”,.. như tôi từng mong
muốn nữa. Và khi tôi không hạnh phúc, tôi lại càng muốn xa cách với
tất cả mọi người, lại đắp thêm vỏ xung quanh. Nhưng cái vỏ mà tôi đắp là
đất sét, chứ không phải bột chiên giòn!
Thế là tôi bắt tay
vào một cái list những điều cần làm để trở thành một người có ích
với chính bản thân mình. Nó sẽ như thế này:
·
Uống cà phê ngày một cốc. 3
tuần nghỉ một tuần
·
Hai tuần đọc một quyển self-help
như một liều morphine nhẹ
·
Ngủ sớm và dậy sớm
·
Không đặt kỳ vọng quá nhiều vào
bản thân và những người xung quanh. Việc mọi người yêu mến mình không
có nghĩa là họ có trách nhiệm với những cảm xúc của mình
·
Trang điểm và chú ý ăn mặc trở
lại. Giảm cân nữa. Ngoại hình thật sự rất quan trọng.
·
Phân bố lại quỹ thời gian. Dành
nhiều thời gian hơn cho những dự định của bản thân
·
Tiếp tục điều chỉnh tâm trạng
bằng Writing Therapy
Và còn một nhân tố quan trọng
để triển khai kế hoạch trên, đó là tìm lại sự kỷ luật mà tôi đánh
mất (chắc mất cũng cỡ chục năm rồi). Tôi đoán ước, cái list này cần
duy trì trong ít nhất 3 tháng để đem lại hiệu quả thực nghiệm lâm
sàng tốt nhất và sau đó mới có thể cân nhắc đưa vào phác đồ “Self-
healing” cho con gà của tôi.
Nào, con gà khù khờ này, suy
nghĩ tích cực lên và bắt tay vào làm đi! Và tất cả những con gà
không biết quý trọng bản thân khác, cả những con gà còn chưa biết
bản thân là con gà nữa, hãy tập quý trọng bản thân và sống cho ra
sống đi!
{Still updating}
Nhận xét
Đăng nhận xét